Trong Đông y có rất nhiều bài thuốc chữa đau đầu đơn giản, hiệu quả và quan trọng hơn là không gây tác dụng phụ, ảnh hưởng ngược đến sức khỏe người bệnh. Những bài thuốc này có tác dụng hữu hiệu trong việc giảm đau, cắt cơn đau, từ đó hướng đến điều trị hoàn toàn chứng đau đầu.
Nguyên nhân gây đau đầu
Đau đầu là một trong những triệu chứng khá phổ biến và thường gặp. Biểu hiện của đau đầu thường là đau, nhức nhói ở đầu, có thể đau ở một vùng cố định hay đau toàn vùng đầu. Triệu chứng đau đầu xuất hiện là do hệ thống cấu trúc nhạy cảm trong sọ và ngoài sọ có sự xáo trộn vì một nguyên nhân nào đấy. Theo đó, cấu trúc trong sọ bao gồm dây thần kinh sọ, mạch máu, màng não… Cấu trúc ngoài sọ gồm dây thần kinh, màng ngoài xương sọ, động mạch, tĩnh mạch…
Phương pháp điều trị đau đầu phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây bệnh. Tùy theo nguyên nhân, bệnh lý gây là triệu chứng đau đầu mà sẽ có thuốc điều trị đau đầu khác nhau. Nhưng đa phần trong quá trình chuẩn đoán, các bác sĩ thường sử dụng thuốc giảm đau để nhằm cắt cơn đau nhanh chóng.
Có rất nhiều bệnh lý dẫn đến triệu chứng đau đầu. Các bệnh lý được phân loại thành hai nhóm chính là nhóm lành tính và nhóm ác tính, nguy hiểm đến tính mạng. Một số bệnh lý gây đau đầu mà nhiều người mắc phải hiện nay như đau nửa đầu, cúm, huyết áp cao, viêm xoang, sốt… Trong đó, bệnh đau nửa đầu được xem là một bệnh lý khá phổ biến. Thông thường, bệnh có dấu hiệu đau đầu kèm mất ngủ. Vậy đau đầu mất ngủ uống gì?
Những bài thuốc chữa đau đầu đơn giản mà hiệu quả
1. Chữa đau đầu bằng ngải cứu
Ngải cứu có tính ấm, vị đắng và cay. Theo Đông y, ngải cứu có tác dụng điều hòa khí huyết, tăng cường sức khỏe, trị đau bụng do lạnh… Ngải cứu được xem là một loại thảo dược, một loại thuốc chữa bệnh đau đầu vô cùng hiệu quả. Trong ngải cứu có thành phần tinh dầu cineol và athuyon mang dược tính kháng viêm, khuẩn rất tốt. Ngải cứu có thể đẩy lùi và giảm đau đầu, đau nửa đầu một cách nhanh chóng.
Có khá nhiều bài thuốc chữa đau đầu bằng ngải cứu, trong đó nổi bật là bài thuốc kết hợp lá ngải cứu và khuynh diệp. Để thực hiện bài thuốc chữa đau đầu này, bạn cần chuẩn bị: lá ngải cứu (100gr), lá tía tô (100gr), lá tần dầy (100gr), lá sả (50gr). Bạn rửa sạch các nguyên liệu rồi cho vào nồi và thêm khoảng 1 lít nước lọc. Sau đó bật lửa, đun sôi đến khi nước trong nồi còn một nửa. Bạn chắt lấy phần nước và uống trong vòng từ 3 đến 5 ngày. Bài thuốc này có công dụng chữa đau đầu và cả cảm cúm, viêm họng.
2. Chữa đau đầu bằng cải cúc
Cải cúc còn gọi là cúc tần ô, có tên khoa học Chrysanthemum coronarium L. Theo Đông y, cải cúc là có vị ngọt, the, hơi đắng, thơm, có tính mát, không độc. Cải cúc rất công hiệu trong việc làm tán phong nhiệt, lợi trường vị, yên tâm khí, tiêu thực… nên được dùng để chữa các bệnh viêm phế bản, viêm họng, cảm, ho và đặc biệt là đau đầu hay đau đầu mãn tính. Đau đầu uống thuốc gì? Bài thuốc cải cúc sẽ là một trong những gợi ý hay cho bạn.
Để chữa bệnh đau đầu bằng cải cúc, bạn chuẩn bị một ít cải cúc, rửa sạch, cho vào nồi. Sau đó thêm một ít nước lọc, mở nhẹ lửa, đun sôi. Chắt lấy nước và uống mỗi ngày. Ngoài ra, còn một phương pháp khác là hơ nóng lá cải cúc, rồi đắp trên đỉnh đầu cùng vị trí hai bên thái dương vào mỗi tối trước khi ngủ hay khi bị nhức đầu dữ dội.
3. Chữa đau đầu bằng tỏi
Tỏi không chỉ là một gia vị trong chế biến ẩm thực mà còn là một bài thuốc chữa đau đầu hiệu quả. Tỏi thuộc họ hành, có tên khoa học là Alliumsativum L. Cả Tây y và Đông y đều công nhận tỏi có nhiều tác dụng điều trị bệnh như phòng chống những bệnh tim mạch, chống ung thư, chống nhiễm độc phóng xạ, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch… Bên cạnh những tác dụng trên, tỏi còn có khả năng bất ngờ trong việc chữa đau đầu.
Bài thuốc chữa đau đầu từ tỏi khá đơn giản, khi cảm thấy đau đầu, bạn chỉ cần chuẩn bị hai tép tỏi đã lột sạch vỏ, rồi nhét vào hai lỗ hai tương tự như đeo tai nghe. Chỉ độ vài phút, bạn sẽ cảm nhận được sức nóng từ tỏi lan tỏa khắp cả tai và vùng đầu. Cơn đau đầu sẽ giảm nhanh chóng.
Tuy nhiên cần lưu ý:
- Không nên dùng tép tỏi quá nhỏ vì dễ lọt sâu và mắc kẹt trong tai.
- Nên dùng tép tỏi có kích thước vừa phải, không nên nhét sâu vào tai để có thể dễ dàng lấy ra ngay sau khi dùng xong.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét